Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
CDC Trung Quốc: COVID-19 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm nên cần rà soát rộng trên toàn cầu.

Bài báo đăng trên website của CDC Weekly Trung Quốc ngày 8/10 cho hay ngoài con người, một số loài động vật có vú cũng có thể là vật chủ chứa virus SARS-CoV-2.

Ông Gao Fu, Giám đốc CDC Trung Quốc, lý giải rằng sự lây truyền virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại một số loài động vật có vú thông qua tiếp xúc với người mắc COVID-19, chẳng hạn như mèo, chó, sư tử, hổ trong sở thú, chồn vizon và chồn xương. Trong tự nhiên, báo tuyết, báo đốm và khỉ đột cũng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Bài báo cho biết virus SARS-CoV-2 đang lan rộng khó kiểm soát, trích dẫn kết quả kiểm tra huyết thanh gần đây cho thấy 40% mẫu máu hươu đuôi trắng hoang dã (Odocoileus virginianus) ở Mỹ năm 2021 có kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Ngược lại, họ chỉ phát hiện kháng thể ở một vài mẫu máu hươu đuôi trắng trong năm 2019 – 2020.

Tờ Global Times dẫn lại thông tin trên CDC Weekly cho biết sự phân bố địa lý rộng và quần thể đông (khoảng 30 triệu) của hươu đuôi trắng ở Bắc Mỹ đã làm tăng nguy cơ SARS-CoV-2 ở động vật hoang dã sẽ lây ngược trở lại con người.

Sự phát triển của SARS-CoV-2 trong tự nhiên cũng dẫn đến việc những động vật khác bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hươu đuôi trắng hoặc thậm chí là người mắc COVID-19.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh một số loài động vật có thể nhạy cảm với SARS-CoV-2, chẳng hạn như dơi ăn quả Ai Cập (Rousettus aegyptiacus) và chuột hươu Bắc Mỹ (Peromyscus maniculatus).

Tuy nhiên, theo CDC Trung Quốc, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì hầu hết các loài động vật hoang dã sống trên cạn chưa được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Cho đến nay, những bí ẩn về con đường mà virus Corona có liên quan đến SARS-CoV-2 được truyền từ dơi sang người và liệu dơi có phải là vật chủ ban đầu hay không vẫn chưa được giải đáp.

Bài báo cũng đề cập đến sự thiếu hụt các nghiên cứu về tính nhạy cảm của động vật biển (đặc biệt là động vật có vú ở biển) với SARS-CoV-2. Tệ hơn, SARS-CoV-2 có thể lây lan trong hệ sinh thái biển, có thể dẫn đến việc tạo ra một số biến thể mới ẩn chứa mối đe dọa chưa được biết đến đối với con người.

Nhấn mạnh việc virus SARS-CoV-2 tiếp tục mở rộng phạm vi lây nhiễm, bài báo lưu ý nhu cầu thực hiện sàng lọc quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và biển, để theo dõi tình trạng lây nhiễm và đột biến của virus, nhằm xây dựng các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát xa hơn.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau tiêm vaccine, phát hiện không có kháng thể thì bạn có được bảo vệ? (07-10-2021)
    Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19 (07-10-2021)
    Tiêm vaccine: Cách để cha mẹ không lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ (07-10-2021)
    Công bố mới từ Mỹ về hiệu quả của vaccine Covid-19 (06-10-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên (05-10-2021)
    AstraZeneca đề xuất Mỹ phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 (05-10-2021)
    Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (02-10-2021)
    Australia công nhận vaccine Covid-19 Coronavac của Trung Quốc và Covishield của Ấn Độ (01-10-2021)
    Merck sẽ xin phê duyệt thuốc uống đặc trị Covid-19 đầu tiên (01-10-2021)
    Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo các phòng nghiên cứu về mầm bệnh (30-09-2021)
    Giảm gánh nặng do hút thuốc lá: Giải pháp cai thuốc liệu có đủ? (29-09-2021)
    Những quốc gia nào đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em? (29-09-2021)
    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus 'ăn sạch' hai lá phổi (28-09-2021)
    Vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc có hiệu quả ngay sau 24 giờ (27-09-2021)
    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên (24-09-2021)
    Loài dơi ở Lào mang virus tương tự virus SARS-CoV-2 (22-09-2021)
    Không được chủ quan dù đã tiêm vaccine Covid-19 (21-09-2021)
    Pfizer/BioNTech cho biết vaccine của hãng an toàn và bảo vệ tốt cho trẻ em từ 5-11 tuổi (20-09-2021)
    Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng (20-09-2021)
    Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? (20-09-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152898538.